Bắc Giang: Tăng cường quản lý Nhà nước, tái cơ cấu các doanh nghiệp có vốn nhà nước

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Ngày 15/4/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Công văn số 1900/UBND-TH về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước, tái cơ cấu các doanh nghiệp có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Ảnh minh họa.

Yêu cầu và nhiệm vụ chung

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định hiện hành và các văn bản của Trung ương, của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, tổ chức thực hiện nghiêm, hiệu quả các nội dung sau:

Tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm các nhiệm vụ về quản lý Nhà nước và tái cơ cấu doanh nghiệp có vốn Nhà nước; nâng cao trách nhiệm, nhất là người đứng đầu trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kế hoạch, phương án cơ cấu lại, đổi mới doanh nghiệp có vốn Nhà nước đã được phê duyệt, đặc biệt là cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm công khai, minh bạch trong triển khai thực hiện.

Tăng cường giám sát, kiểm tra theo quy định tình hình thực hiện của doanh nghiệp có vốn Nhà nước trên các lĩnh vực: Quản lý đất đai, sử dụng đất, đầu tư, lao động; phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp có vốn Nhà nước. Quản lý, giám sát chặt chẽ việc huy động, sử dụng vốn của doanh nghiệp có vốn Nhà nước.

Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các kế hoạch sắp xếp, thoái vốn Nhà nước đã được phê duyệt. Nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đại diện chủ sở hữu Nhà nước trong thực hiện kế hoạch, phương án cơ cấu lại, đổi mới doanh nghiệp có vốn Nhà nước đã được phê duyệt, đặc biệt là chuyển đổi, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm công khai, minh bạch trong triển khai thực hiện.

Thực hiện giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, định hướng sự phát triển của doanh nghiệp theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; bảo đảm công ăn việc làm và chế độ chính sách của người lao động; đóng góp ngân sách Nhà nước theo quy định.

Nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị

Sở Kế hoạch và Đầu tư làm tốt vai trò cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, điều phối và thường xuyên đôn đốc các sở, cơ quan thực hiện nhiệm vụ được giao; Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn nhà nước. Kịp thời chấn chỉnh, xử lý theo thẩm quyền các vi phạm theo quy định của pháp luật; Chủ trì, chịu trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và hướng dẫn các công ty trong việc tổ chức đại hội cổ đông, xây dựng điều lệ tổ chức hoạt động công ty cổ phần sau khi thực hiện xong việc thoái vốn Nhà nước (nếu có); Phối hợp với Sở Tài chính và các ngành có liên quan hướng dẫn, chỉ đạo các công ty, người đại diện phần vốn Nhà nước tại công ty thực hiện thoái vốn và tham gia hội đồng bán đấu giá theo quy định.

Sở Tài chính kịp thời, thường xuyên làm tốt công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác thoái vốn và quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp; Hướng dẫn các công ty cổ phần thực hiện thoái vốn chuẩn bị hồ sơ pháp lý, xác định giá trị doanh nghiệp; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị xác định giá khởi điểm cổ phần trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đối với từng doanh nghiệp để tổ chức đấu giá theo quy định; Chủ trì hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp, người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện thoái vốn. Tổng hợp kết quả từng phiên đấu giá trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt; quyết toán và thực hiện nộp tiền bán cổ phần Nhà nước theo quy định.

Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, việc sử dụng đất tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước; kịp thời xử lý, kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm theo quy định hiện hành; Chủ trì hướng dẫn UBND huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoàn chỉnh hồ sơ thuê đất và xác định nghĩa vụ tài chính theo quy định; hoàn thiện hồ sơ thuê đất (nếu có).

Sở Nội vụ thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của Người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; kịp thời đề xuất thay thế những người yếu về năng lực, quản lý doanh nghiệp trì trệ, kinh doanh kém hiệu quả; Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan, doanh nghiệp thoái vốn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện, xử lý các vị phạm trong quản lý, sử dụng vốn Nhà nước; xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong công tác bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước.

UBND huyện, thị xã, thành phố chủ động, tích cực phối hợp với các sở, ngành trong tăng cường quản lý hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nhà nước trên địa bàn; Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị có liên quan hướng dẫn, xử lý các vướng mắc về đất đai của các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp có vốn Nhà nước và Người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chủ động rà soát, thực hiện xử lý hoàn thành các vấn đề về tài chính theo quy định hiện hành, đảm bảo chặt chẽ, công khai, minh bạch, đúng quy định của Nhà nước; Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện, thị xã, thành phố xác định giá trị đất và tính giá trị quyền sử dụng đất thuê của những thửa đất mà công ty đang thuê của Nhà nước; Phối hợp với Sở Nội vụ sắp sếp, bố trí công tác khác đối với người đại diện phần vốn Nhà nước và thực hiện chế độ chính sách theo quy định. Người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh theo các quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Trung ương. Thường xuyên kiện toàn bộ máy quản lý; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu quản trị theo cơ chế thị trường; Áp dụng hệ thống đánh giá hiệu quả lao động đối với từng vị trí việc làm để xác định mức độ hoàn thành, năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc, làm cơ sở trả lương, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí và đề bạt cán bộ quản lý; Người đại diện phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước xây dựng và áp dụng khung quản trị doanh nghiệp phù hợp với chuẩn mực quy định tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, sức cạnh tranh và phát triển bền vững; Thường xuyên rà soát các quy định của Trung ương để kịp thời bổ sung, hoàn thiện các tiêu chuẩn về tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, theo dõi, đánh giá nhằm nâng cao năng lực quản trị, điều hành, phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý, quản trị tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước, đi đôi với cơ cấu lại bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phân cấp, ủy quyền rõ ràng; đồng thời, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy, nâng cao năng lực quản lý, giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý Nhà nước, với mục tiêu là xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại, đổi mới doanh nghiệp có vốn Nhà nước phù hợp với yêu cầu quản trị doanh nghiệp và thực tiễn của của địa phương.

Kim Ngân

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

 

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 13,014
Tổng số trong ngày: 6,995
Tổng số trong tuần: 8,541
Tổng số trong tháng: 68,903
Tổng số trong năm: 559,664
Tổng số truy cập: 1,361,697